Danh mục mã ngành nghề kinh doanh mới nhất 2025

Ngành nghề kinh doanh là ngành nghề được xác lập từ mục đích đầu tư thành lập và chiến lược phát triển doanh nghiệp, do chủ sở hữu quyết định và đăng ký thành lập.

Trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam mã ngành nghề kinh doanh sẽ được hiển thị bằng mã số ngành từ cấp 1 đến cấp 5 như sau:

  • Mã ngành cấp 1: bao gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U.
  • Mã ngành cấp 2: bao gồm 88 ngành, mỗi ngành được mã hóa bằng hai chữ số theo ngành cấp 1 tương ứng.
  • Mã ngành cấp 3: bao gồm 242 ngành, mỗi ngành được mã hóa bằng ba chữ số theo ngành cấp 2 tương ứng.
  • Mã ngành cấp 4: bao gồm 486 ngành, mỗi ngành được mã hóa bằng bốn chữ số theo ngành cấp 3 tương ứng.
  • Mã ngành cấp 5: bao gồm 734 ngành, mỗi ngành được mã hóa bằng năm chữ số theo ngành cấp 4 tương ứng.

Danh mục ngành nghề kinh doanh là danh sách, bản ghi phân loại từng mục cụ thể ngành nghề kinh doanh.

Danh mục ngành nghề kinh doanh trong hệ thống nền kinh tế Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Mã ngành Tên ngành nghề kinh doanh Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Cấp 5
01110

Trồng lúa

0111 01110
02210

Khai thác gỗ

0221 02210
02200

Khai thác gỗ

022 0220 02200
06100

Khai thác dầu thô

061 0610 06100
10611

Xay xát

10611
13

Dệt

13
18110

In ấn

1811 18110
43110

Phá dỡ

4311 43110
53100

Bưu chính

531 5310 53100
53200

Chuyển phát

532 5320 53200
65200

Tái bảo hiểm

652 6520 65200
65300

Bảo hiểm xã hội

653 6530 65300
85100

Giáo dục mầm non

851 8510 85100
73100

Quảng cáo

731 7310 73100
75000

Hoạt động thú y

75 750 7500 75000

Quy định về ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh được quy định tại luật doanh nghiệp, chúng ta phải nắm rõ các nguyên tắc để khi thành lập công ty áp mã ngành nghề cho đúng. Các nguyên tắc đó là:

  • Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.
  • Chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
  • Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
  • Cấm kinh doanh các ngành nghề cấm kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.

Ghi mã ngành nghề kinh doanh như thế nào?

Trước khi đưa ra lựa chọn kinh doanh mỗi cá nhân, doanh nghiệp đều phải tiến hành xác lập ngành nghề mà mình có ý định sẽ hoạt động kinh doanh sau này. Việc ghi mã ngành nghề kinh doanh phải đúng theo quy định để tránh dẫn đến bị trả hồ sơ khi đăng ký thành lập công ty gây mất thời gian cho chủ doanh nghiệp. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách ghi mã ngành nghề khi đăng ký thành lập công ty.

a) Ghi theo mã ngành cấp 4 của Hệ thống ngành kinh tế

  • Hệ thống mã ngành theo quy định của pháp luật hiện hành phân hóa từ cấp 1 cho đến cấp 5 tương ứng với số chữ số trong mã ngành đó.
  • Theo nguyên tắc, khi chọn mã ngành để đăng ký, doanh nghiệp phải đăng ký bằng mã ngành cấp 4 (có 4 số) sau đó bổ sung mã ngành cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết phù hợp với quy định của pháp luật. Ví dụ:
  • Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động: mã ngành 5610
  • Dịch vụ phục vụ đồ uống (trừ quán rượu, bia, quầy bar): mã ngành 5630

b) Trường hợp ghi thêm mã ngành cấp 5

Trong một số trường hợp, việc chỉ ghi nhận mã ngành cấp 4 là chưa đủ, doanh nghiệp cần phải bổ sung thêm diễn giải chi tiết của ngành nghề đó hoặc mã ngành cấp 5 phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình. Cụ thể:

  • Đối với ngành nghề kinh doanh thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện (về vốn pháp định, chứng chỉ,…), danh mục ngành nghề kinh doanh cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh, ngoài mã ngành cấp 4, phải ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.
  • Đối với các ngành nghề không được ghi nhận thành một ngành nghề cụ thể trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (không có mã ngành riêng), nhưng được quy định trong các văn bản pháp luật khác, thì ghi nhận thêm theo quy định tại các văn bản đó.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể chọn mã ngành cấp 4 có liên quan đến ngành nghề mình kinh doanh và thường có các dạng cấu trúc sau:

  • Hoạt động ... khác
  • Hoạt động có liên quan đến ... khác
  • Hoạt động ... chưa được phân vào đâu.

Đồng thời, sau đó có thể ghi thêm mã ngành cấp 5 phù hợp rồi bổ sung thêm diễn giải chi tiết bên dưới hoặc ghi trực tiếp chi tiết sau mã ngành cấp 4.

Ví dụ: Doanh nghiệp bán mỹ phẩm đăng ký mã ngành như sau:

  • 4649 - Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
  • 46493 - Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

Diễn giải chi tiết: Bán nước hoa, mỹ phẩm nhập khẩu

Cách ghi mã ngành không có trong nghệ thống ngành kinh tế

Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có trong Hệ thống ngành kinh tế và cũng không có văn bản pháp luật thực tế thì người thành lập doanh nghiệp cần làm công văn giải trình với Phòng đăng ký kinh doanh về thực tiễn tồn tại ngành nghề kinh doanh để cơ quan này được rõ.

Phòng đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.